Lợi nhuận chính là yếu tố thúc đẩy việc kinh doanh Ecommerce phát triển. Và khi nói đến lợi nhuận, ta phải nói đến chiến lược giá. Chiến lược giá sẽ quyết định khả năng duy trì kinh doanh và phát triển của một doanh nghiệp.
Lựa chọn một chiến lược giá là việc không hề đơn giản, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Ta cần tính đến tất cả các chi phí phải chịu khi bán sản phẩm của mình, bao gồm các chiến dịch marketing. Đồng thời đưa ra mức giá mà khách hàng yêu thích nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận của mình.
Để giúp mọi người đơn giản hơn bài toán hóc búa này, ta sẽ tìm hiểu bài viết hôm nay. Với những thông tin được cung cấp, mọi người sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. Từ đó lựa chọn và áp dụng chiến lược giá phù hợp với mình nhất.
Chiến lược giá là gì?
Lựa chọn một chiến lược giá là việc không hề đơn giản, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Ta cần tính đến tất cả các chi phí phải chịu khi bán sản phẩm của mình, bao gồm các chiến dịch marketing. Đồng thời đưa ra mức giá mà khách hàng yêu thích nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận của mình.
Để giúp mọi người đơn giản hơn bài toán hóc búa này, ta sẽ tìm hiểu bài viết hôm nay. Với những thông tin được cung cấp, mọi người sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn. Từ đó lựa chọn và áp dụng chiến lược giá phù hợp với mình nhất.
Chiến lược định giá khi kinh doanh Ecommerce: Định giá dựa trên chi phí
Đây chính là chiến lược định giá cơ bản và đơn giản nhất trong kinh doanh Ecommerce. Giá sản phẩm được tính dựa trên các chi phí cho sản phẩm như vận chuyển và lãi biên trên mỗi sản phẩm. Để đảm bảo lợi nhuận, ta cần phải tính toán chi tiết các chi phí cho sản phẩm, đặc biệt là chi phí marketing. Nếu không kiểm soát các loại chi phí này, ta có thể rơi vào tình trạng doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp.
Xem thêm: Instagram marketing: hướng dẫn 5 cách tiến hành hiệu quả
Định giá dựa trên chi phí hoạt động như thế nào?
Tạo chiến lược giá dựa trên chi phí, doanh nghiệp cần lưu ý hai điều chính. Đó là:
- Tổng chi phí phải chịu khi thực hiện bán hàng
- Tỷ suất lợi nhuận mong muốn trong mỗi lần bán
Để hiểu cụ thể về cách định giá dựa trên chi phí hoạt động, ta sẽ xem một ví dụ sau đây:
Một doanh nghiệp kinh doanh dropshipping về quần áo phụ nữ. Doanh nghiệp này trả $5 mua sản phẩm và $2 để chuyển sản phẩm đến khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp tốn thêm $5/ sản phẩm cho quảng cáo Facebook để thu hút khách truy cập. Tổng cộng, doanh nghiệp phải chi $12 để mua, bán hàng và giao hàng cho khách hàng.
Sau khi tính toán các chi phí phải trả, doanh nghiệp quyết định lấy mức lợi nhuận $8/sản phẩm. Như vậy, giá của sản phẩm khi bán ra thị trường sẽ là $20/sản phẩm.
Như vậy, chiến lược giá dựa trên chi phí sẽ bằng tổng chi phí và tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên, để thu hút người mua, ta phải lựa chọn một tỷ suất hợp lý.
Chiến lược giá dựa trên chi phí
Ưu điểm
Nhược điểm
Chiến lược giá trong kinh doanh Ecommerce: Định giá dựa trên đối thủ cạnh tranh
Đây là một chiến lược giá phổ biến khác được người kinh doanh Ecommerce sử dụng. So với định giá dựa trên chi phí, chiến lược này phức tạp hơn. Tuy nhiên, người kinh doanh online ở cấp độ nào cũng có thể áp dụng cách này. Giống như tên gọi, chiến lược giá này dựa trên đối thủ cạnh tranh. Nó tập trung vào nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trong thị trường niche của ta.
Xem thêm: 5 ý tưởng kinh doanh online với sản phẩm DIY
Định giá dựa trên chi phí hoạt động như thế nào?
Muốn tạo chiến lược giá dựa trên đối thủ, ta phải phân tích các thương hiệu bán sản phẩm tương tự. Sau đó ghi lại giá mà các sản phẩm, tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. Kế tiếp, ta sẽ sử dụng nghiên cứu này để chọn giá cho sản phẩm của mình. Với những dữ liệu bám sát thực tế, chiến lược giá này hoạt động thực sự hiệu quả.
Ta sẽ thực hiện việc nghiên cứu trang web đối thủ và kiểm tra giá cả họ đề ra. Và ta còn có thể sử dụng một công cụ theo dõi và thu thập dữ liệu về giá của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược giá dựa trên cạnh tranh
Ưu điểm
Nhược điểm
Chiến lược giá trong kinh doanh Ecommerce: Giá dựa trên giá trị
Đây là chiến lược giá phù hợp cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp dài hạn. Chiến lược định giá này nhấn mạnh đến giá trị mà ta cung cấp cho khách hàng qua sản phẩm. Từ đó đưa ra mức giá tiền phù hợp với giá trị đó.
Xem thêm: Lời khuyên cho người trẻ khởi nghiệp ở tuổi 20
Chiến lược giá dựa trên giá trị hoạt động như thế nào?
Chiến lược giá này là sự kết hợp giữa chiến lược định giá chi phí và chiến lược định giá cạnh tranh. Vì giá trị mà ta cần tìm ra khá trừu tượng, ta phải làm điều này. Bắt đầu, ta cần tìm hiểu mức giá thấp nhất mà mình có thể bán sản phẩm. Để làm được điều này, ta cần xác định chi phí sản phẩm, giá vận chuyển và chi phí marketing dự kiến để bán sản phẩm. Tổng hợp các con số này chính là mức giá thấp nhất mà ta có thế bán sản phẩm.
Kế đó, ta sẽ dựa vào chiến thuật định giá cạnh tranh và thực hiện một số nghiên cứu thị trường. Ta nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình và ghi lại mức giá sản phẩm của họ. Để việc tính toán sau này hợp lý, chính xác, ta nên tìm kiếm tất cả các mức giá cho các sản phẩm tương tự của mình. Sau đó, cộng và chia tất cả giá này để tìm ra giá trung bình. Khoảng giá từ mức giá thấp nhất đến mức giá trung bình là khoảng mà ta có thể lấy lãi từ sản phẩm được bán.
Việc quyết định chính xác giá lên thang đo này sẽ dựa trên giá trị mà ta mang đến cho khách hàng. Ta có thể đánh giá điều này qua chất lượng dịch vụ, chương trình chăm sóc,… Thực hiện xong các bước này, ta sẽ có một chiến lược giá dựa trên giá trị.
Chiến lược giá dựa trên giá trị
Ưu điểm
Nhược điểm
Kết luận
Đây là những kiến thức cơ bản để tạo chiến lược giá trong kinh doanh ecommerce. Tùy vào định hướng phát triển mà ta lựa chọn cho mình một chiến lược giá phù hợp.
Hy vọng những thông tin vừa cung cấp sẽ hữu ích đối với mọi người. Và đừng quên theo dõi Ecomleaks để cập nhật nhiều bài viết khác về Ecommerce. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại!